Chat with us, powered by LiveChat

Hướng Dẫn Cách Nuôi Gà Đá Cựa Sắt Chuẩn Theo Từng Giai Đoạn

Một chiến kê có sức khỏe tốt, khả năng chiến đấu mạnh mẽ hay không phụ thuộc đến 80% vào cách nuôi dưỡng của sư kê. Việc chăm sóc một chiến kê tốt không hề dễ mà cần sự tỉ mỉ, có kiến thức và kinh nghiệm. Trong bài viết này, Vua Gà AZ sẽ hướng dẫn cụ thể cách nuôi gà đá cựa sắt theo từng giai đoạn và kiểm soát từng yếu tố nhỏ nhất. Hãy tham khảo bài viết này nhé!

Gà đá cựa sắt được nhiều sư kê ưa chuộng và chọn nuôi
Gà đá cựa sắt được nhiều sư kê ưa chuộng và chọn nuôi

Chuẩn bị trước khi nuôi gà đá cựa sắt

Trước khi nhập hoặc bị phối giống nuôi gà đá cựa sắt, sư kê cần có sự chuẩn bị cẩn thận. Sự chuẩn bị này bao gồm lựa chọn giống gà và chuồng trại chăn nuôi. Chuẩn bị càng tốt thì việc chăm sóc sau này càng dễ dàng và hiệu quả.

Lựa chọn giống gà phù hợp

Gà đá cựa sắt trên thị trường hiện nay gồm rất nhiều giống gà. Một số giống gà phổ biến bao gồm Mỹ, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia, tùy thuộc vào hình thức thi đấu và sở thích của bạn mà lựa chọn giống gà phù hợp. Tuy nhiên nên ưu tiên các con gà có giống thuần, cha mẹ đều có đặc điểm giống tốt, có tiềm năng chiến đấu cao.

Để đảm bảo gà đá có thể phát triển tốt, cần chọn những con gà có độ tuổi phù hợp và sức khỏe tốt. Tránh chọn những con gà quá già hoặc yếu, vì chúng có thể không có đủ sức mạnh và khả năng chiến đấu.

Chuồng trại

Có nhiều phương pháp xây dựng chuồng trại cho gà đá cựa sắt, bạn có thể lựa chọn từ chuồng tre nứa, vải bạt để tiết kiệm chi phí hoặc các loại chuồng phức tạp như bê tông, lưới cá. Tuy nhiên phương pháp phổ biến nhất là xây chuồng bằng gạch ống và xi măng. Loại chuồng này không chỉ tiết kiệm diện tích và chi phí mà còn đảm bảo tính kiên cố và an toàn.

Chuẩn bị tốt chuồng trại cho gà đá trước khi nuôi
Chuẩn bị tốt chuồng trại cho gà đá trước khi nuôi

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi lựa chọn và xây dựng chuồng trại nuôi gà cựa sắt:

  • Chuồng phải đảm bảo khô thoáng ban ngày và kín gió vào ban đêm, điều này sẽ tránh tình trạng gà bị ốm do thời tiết lạnh về ban đêm.
  • Chuồng cần được giữ vệ sinh thường xuyên, phải dọn dẹp phân tiêu, thay chất độn chuồng để khử mùi hôi và giảm ruồi nhặng ít nhất 2 ngày / 1 lần.
  • Cần phun khử trùng tiêu độc ít nhất 2 tháng / 1 lần để giúp gà phát triển khỏe mạnh và tránh bệnh tật.

Chế độ dinh dưỡng cho gà đá cựa sắt

Gà đá cựa sắt có một chế độ dinh dưỡng tốt thì thể chất và tinh thần sẽ đều khỏe mạnh. Đây là yếu tố nền tảng để gà rèn luyện sức khỏe và thi đấu tốt.

Thức ăn

Thức ăn chính của gà đá thường là thóc: thóc là thức ăn quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của gà đá. Để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, bạn nên ngâm thóc qua đêm để thóc nẫy mầm và loại bỏ hạt lép giúp gà dễ tiêu hóa.

Ngoài thóc bạn cũng cần bổ sung mồi và chất tanh cho gà như: thịt lợn, thịt bò và chất tanh từ bò sát thường được sử dụng nhiều nhất. Ví dụ, bạn có thể bổ sung từ 2-5 miếng thịt bò hoặc lợn vào buổi trưa, hoặc bạn có thể sử dụng các loại thịt bò sát như rắn hoặc thằn lằn. Những thức ăn bổ sung này nên được cung cấp vào buổi trưa để đảm bảo khả năng tiêu hoá tốt nhất.

Thức ăn cho gà đá cựa sắt phải đa dạng, đủ nhóm chất
Thức ăn cho gà đá cựa sắt phải đa dạng, đủ nhóm chất

Cần thêm các loại rau xanh vào khẩu phần ăn của gà đá để tăng cường dinh dưỡng, giúp giảm cảm giác nóng và không bị đau ruột. Các loại rau mà bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn bao gồm rau muống, cà chua, bí đỏ, hoa quả như đu đủ, dưa hấu.

Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển, lượng rau xanh và protein sẽ được điều chỉnh phù hợp. Điều này sẽ tránh tình trạng tăng cân quá nhanh và không kiểm soát được trọng lượng của gà.

Nước uống

Nước uống đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi gà con sau khi mới nở, trong những ngày đầu tiên, bạn có thể pha thêm 5g đường glucoza và 1g vitamin C cho mỗi lít nước để gà uống hàng ngày.

Với gà lớn hơn, phải đảm bảo cung cấp đủ nước mỗi ngày cho gà đá, nguồn nước phải là nước sạch, được thay mới ít nhất 4 lần mỗi ngày để loại bỏ mầm bệnh. Các khay nước uống đặt xen kẽ cùng với khay thức ăn để gà ăn và uống cùng lúc tiện lợi.

Bổ sung thêm khoáng chất

Ngoài việc cung cấp rau xanh và protein, việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cũng là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của gà đá. Đây là loại dinh dưỡng vô cùng quan trọng nhưng thực tế ít sư kê nào cung cấp đủ cho gà của mình.

  • Tỏi: Giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn chặn tình trạng đầy bụng hoặc khó tiêu của gà.
  • Gừng: Có tính nhiệt, giúp tăng nhiệt độ cơ thể trong mùa đông.
  • Rượu: Phòng chống muỗi và giúp gà có giấc ngủ ngon sau các trận đấu.
  • Nước trà: Bôi lên da gà giúp phòng tránh các bệnh về da như nấm, viêm da.
  • Bổ sung các loại vitamin như B1, B2, D, A, E cũng rất quan trọng. Chúng có thể được bổ sung vào thức ăn hoặc cho gà uống thông qua các loại thuốc chuyên dụng.

Hướng dẫn cách nuôi gà đá cựa sắt theo từng giai đoạn

Để sở hữu những chiến kê dũng mãnh, sung sức việc nắm bắt và áp dụng cách nuôi gà đá cựa sắt theo từng giai đoạn phát triển của gà đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn tạo nên những chiến kê thống trị trên mọi sới gà.

Giai đoạn 1: Gà còn nhỏ

Gà đá nhỏ cần úm chuồng nuôi dưỡng
Gà đá nhỏ cần úm chuồng nuôi dưỡng

Gà chiến khi còn nhỏ rất yếu ớt nên việc chăm sóc cũng phải cực kỳ cẩn thận, để tạo môi trường ấm áp trong ít nhất 1 tháng tuổi đầu tiên. Môi trường nuôi úm gà con cần đáp ứng các tiêu chí sau:

Tiêu chí Từ 1 – 7 ngày tuổi Từ 8 – 28 ngày tuổi Từ trên 28 ngày tuổi
Mật độ chuồng úm (con/㎡) 30 – 50 25 – 30 <10
Cường độ chiếu sáng (W/㎡) 5 5 3
Nhiệt độ úm gà con (℃) 28 – 32 25 – 28 22 – 25
Độ ẩm (%) 65 – 75 65 – 75 65 – 75
Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày) 17 – 22 8 – 14 Dùng ánh sáng tự nhiên

Giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, gà bắt đầu thay lông và phát triển giới tính rõ ràng. Gà trống thường có thể ăn khỏe và tập gáy. Còn gà mái có lông óng mượt và có thể đến lúc để vào đấu khi đạt 5 tháng tuổi. Giai đoạn gà đá từ 4 – 6 tháng tuổi cần chú ý chăm sóc đảm bảo sự phát triển ngoại hình và thể chất tốt nhất.

Đầu tiên về dinh dưỡng cho gà cựa sắt từ 4 – 6 tháng tuổi, người nuôi có thể sử dụng công thức phối trộn thức ăn sau:

Nguyên liệu Gà chọi con 2 tháng tuổi (con/ngày) Gà chọi con 3 – 5 tháng tuổi (con/ngày)
Cám gạo (có thể xen lẫn với cơm) 10%
Thóc lúa 30% 0,25kg
Ngô 20%
Cá tươi nấu chín 20%
Các loại rau xanh 20% 0,2kg
Sâu superworm hoặc dế 10 – 15 con
Lươn nhỏ 7 – 10 con
Thịt bò 0,1kg
Tép 0,1kg
Vitamin Vitamin A, D, E, C Vitamin A, D, E, C
Dinh dưỡng trong giai đoạn gà từ 4 - 6 tháng tuổi rất quan trọng
Dinh dưỡng trong giai đoạn gà từ 4 – 6 tháng tuổi rất quan trọng

Trong giai đoạn này, cần tránh sử dụng cám công nghiệp tăng trọng và thay vào đó có thể sử dụng máy ép cám viên để tự sản xuất thức ăn. Các nguyên liệu bao gồm thóc lúa, ngô, cá, tép băm nhuyễn, được phối trộn theo tỉ lệ thích hợp để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng và tránh lãng phí, giúp gà dễ ăn và không bị béo.

Khi nuôi gà đến 4 – 5 tháng tuổi, nên tách riêng gà trống và gà mái. Gà trống nuôi để đá chọi có thể được nhốt riêng vào các lồng sắt hoặc bội nhốt để tránh chúng mổ nhau hoặc đá bậy.

Để đảm bảo sức khỏe, người nuôi cần thực hiện dọn dẹp vệ sinh chuồng trại định kỳ, sát trùng bằng vôi. Cần cho gà ra sân vườn tắm nắng và vận động thường xuyên để cơ bắp phát triển khỏe mạnh. Hãy theo dõi sức khỏe của gà, tiêm vaccine đúng lịch và tẩy giun sán định kỳ.

Giai đoạn 3 (từ 6 tháng tuổi trở lên)

Gà đá cựa sắt từ 6 tháng tuổi trở lên đây là giai đoạn quan trọng, cần có sự chăm sóc đặc biệt, chế độ dinh dưỡng khoa học và huấn luyện bài bản sẽ giúp gà phát triển có bắp và tăng cường sức khỏe. Dưới đây là cách chăm sóc và huấn gà đá cựa sắt từ 6 tháng tuổi trở lên.

Chế độ dinh dưỡng

  • Trong mỗi bữa ăn, không nên cho gà ăn no quá vì dễ khiến chúng ham ngủ, béo phì, lười biếng, không muốn vận động hoặc săn mồi. Từ đó gà sẽ mất đi bản năng sinh tồn và kỹ năng chiến đấu cũng kém đi. Lượng thức ăn cho mỗi bữa nên chỉ đủ để gà ăn đầy khoảng từ 1/2 đến ⅔ kích thước diều tối đa.
  • Mồi cho gà cần phải giàu đạm, ít mỡ và chứa đầy đủ chất khoáng. Nguồn thức ăn chủ yếu bao gồm: thịt nạc, trạch, cá nục, tắc kè, thạch sùng, cua đồng băm nhỏ và thịt bò băm. Mỗi tuần, khi thời tiết mát mẻ, nên bổ sung 2 lần tỏi và 1 lần ớt vào thức ăn của gà để phòng tránh bệnh và giúp gà không bị quàng mắt.
  • Cần cung cấp thuốc bổ như vitamin B12 và vitamin C cho gà để tăng cường thể lực. Đảm bảo gà uống đủ nước, đặc biệt là vào buổi tối lúc 20 giờ.
Cách chăm sóc và huấn gà đá cựa sắt từ 6 tháng tuổi trở lên
Cách chăm sóc và huấn gà đá cựa sắt từ 6 tháng tuổi trở lên

XEM THÊM >>>> Cách Nuôi Gà Đá Chân Mạnh, Săn Chắc Và Đá Lực Từ A Đến Z

Huấn luyện gà đá cựa sắt từ 6 tháng tuổi trở lên là rất quan trọng, ở độ tuổi này gà đã phát triển toàn diện, có thể chịu được áp lực trong quá trình huấn luyện. Ngoài ra huấn luyện gà đá cựa sắt từ sớm giúp cho gà đá có thể phát triển về thể chất và tinh thần, nên cho gà tập luyện các bài tập về sức bền và tốc độ.

  • Tập chạy bộ: giúp gà tăng cường sức bền, thể lực dẻo dai, cho gà chạy bộ mỗi ngày khoảng 30 phút vào sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Tập vần: giúp gà rèn luyện kỹ năng chiến đấu, phản xạ và khả năng chịu đòn, vần gà với cường độ tăng dần theo từng giai đoạn phát triển của gà đá.
  • Tập đá bao: Giúp gà ra rèn luyện khả năng ra đòn chính xác, phản xạ nhanh nhạy và kỹ thuật chiến đấu.
  • Tập đá với gà khác: giúp gà làm quen với môi trường thi đấu, học hỏi kinh nghiệm chiến đấu và rèn luyện kỹ năng.

Cách phòng bệnh cho gà đá cựa sắt

Để đảm bảo sức khỏe cho gà chọi con, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:

  • Giữ gìn chuồng trại sạch sẽ và khô thoáng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và vi rút.
  • Xử lý chất độn chuồng trước khi đưa vào chuồng nuôi. Nếu chất độn ẩm ướt, cần phải thay mới để bảo đảm môi trường sống cho gà con không bị ô nhiễm.
  • Thức ăn cần phải đảm bảo sạch sẽ, nguồn gốc rõ ràng và không bị ôi thiu hoặc ẩm mốc. Kho bảo quản thức ăn cần phải được quản lý và bảo quản một cách cẩn thận.
Tiêm phòng vắc xin cho gà đá cựa sắt đầy đủ
Tiêm phòng vắc xin cho gà đá cựa sắt đầy đủ

XEM THÊM >>>> Hướng Dẫn Cách Nuôi Gà Đá Bo Lớn Đúng Kỹ Thuật Mau Tới Pin

Một số lưu ý khi nuôi gà đá cựa sắt

Nuôi gà đá cựa sắt tốt sẽ đem lại cho sư kê những chiến kê chất lượng, xưng bá trên mọi đấu trường. Ngoài những kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trên, sư kê cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn gà giống đá cựa sắt phù hợp: Nên chọn những giống gà có đặc tính khỏe mạnh, đòn lối tốt và thể chất dẻo dai. Đặc biệt, gà mái nên thuộc dòng có khả năng sinh sản tốt.
  • Chế độ dinh dưỡng đúng đắn, cân đối và đủ chất. Bao gồm thức ăn chính như lúa, thóc và thức ăn chuyên dụng tăng cơ và giảm mỡ. Bổ sung thêm các nguồn đạm và protein từ thịt bò, thịt heo, cám ếch, nhái, tôm và lươn. Đồng thời, các phụ gia như trà, tỏi, gừng và rượu cũng cần được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Huấn luyện và bài tập thể chất: Thực hiện các bài tập luyện giúp gà phát triển kỹ năng và sức mạnh cần thiết cho việc chiến đấu. Vần hơi, chạy lồng và tập bay nhảy là những hoạt động quan trọng giúp gà đạt được thể lực tốt nhất.
  • Duy trì khu vực chăn nuôi sạch sẽ và thông thoáng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Nắm rõ các bệnh lý phổ biến có thể ảnh hưởng đến gà để có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.
  • Theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng và tập luyện, tránh để gà trở nên quá nặng hoặc thiếu sức khỏe.
  • Tránh sử dụng thuốc kích thích tăng lực một cách thường xuyên để tránh gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe của gà trong dài hạn.

Trên đây là cách nuôi gà đá cựa sắt được Vua gà AZ tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế và chia sẻ của các chuyên gia. Hãy tham khảo những kiến thức nuôi gà của Vua Gà AZ và áp dụng để có những chiến kê khỏe mạnh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *